Cách Tắm Chó Chó Đúng Cách

Cách Tắm Chó Chó Đúng Cách

5
(123)

Tắm cho chó đúng cách sẽ đem lại rất nhiều lợi ích thiết thực. Không những giúp bạn thắt chặt tình cảm với chú cún cưng của mình, điều này còn giúp chú chó của bạn sạch sẽ, loại bỏ được bụi bẩn, kí sinh trùng. Tuy vậy, không phải ai cũng biết tắm cho chó đúng cách. Blog Chăm Sóc Thú Cưng của Pet Việt sẽ giúp bạn hiểu được tầm quan trọng cũng như cách tắm đúng cho chó cưng qua bài viết này.

Có Nên Tắm Cho Chó Hay Không?

Khác với cơ thể con người, chó không có tuyến mồ hôi trên da. Vì vậy mà khả năng trao đổi khí và độ ấm để tỏa nhiệt trên da là vô cùng nhỏ. Ở các vùng lạnh, người ta rất hạn chế tắm cho chó, thậm chí là không.

Có Nên Tắm Cho Chó Hay Không?
Có Nên Tắm Cho Chó Hay Không?

Tuy nhiên, với khí hậu ở Việt Nam thì tắm cho chó là điều nên làm. Khí hậu nóng ẩm, sẽ có rất nhiều các bụi bẩn bám vào da và lông chó. Từ đó sẽ gây ra hiện tượng lông vón cục, bết lông. Các kí sinh trùng da như ve bọ, mòng… sẽ có cơ hội tấn công và gây nên các bệnh da liễu.

Nhiệt độ cơ thể của chó cao hơn nhiệt độ của người nên khả năng chịu nóng rất kém. Vậy nên chó cần được tắm để đảm bảo sức khỏe cũng như có sự thoải mái.

Bao Lâu Thì Nên Tắm Cho Chó?

 Chó không đòi hỏi một chế độ tắm thường xuyên như chúng ta. Tần suất tắm cho chó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như môi trường sống, loại lông. Với những chú chó có bộ lông, da khỏe mạnh thì không nên tắm thường xuyên. Bởi điều này sẽ làm giảm độ bóng mượt của lông, gây khô da, thậm chí là tổn thương da. Nhìn chung, chúng ta nên tắm cho chó một tuần một lần với hầu hết các giống. Với một vài giống chó cụ thể, ta có thể tham khảo hướng dẫn dưới đây.

  • Giống Poodle: với một làn da nhiều dầu và nhờn, ta cần tắm thường xuyên hơn một lần một tuần.
  • Beagles và Pug: chúng có một bộ lông ngắn và mịn đang kinh ngạc. Do đó để duy trì được những đặc điểm tuyệt vời này, chúng ta nên tắm 2 tuần 1 lần cho chúng.
  • Basenjis: là một giống chó có khả năng tự chăm sóc tốt bộ lông của mình. Do vậy với mỗi 2 tháng 1 lần tắm là khoảng thời gian thích hợp.
  • Alaska, husky, Golden: bạn cần thường xuyên trải lông và gỡ rối để giúp bé có một bộ lông khoẻ đẹp.

Thời Điểm Nào Nên Và Không Nên Tắm Cho Chó?

Cũng giống như người, chó cũng có những thời điểm nên và không nên tắm. Bạn cần nắm rõ điều này để đảm bảo hiệu quả của việc tắm cho chó.

Thời Điểm Nào Nên Và Không Nên Tắm Cho Chó?
Thời Điểm Nào Nên Và Không Nên Tắm Cho Chó?

Không Nên Tắm Cho Chó Khi:

  • Sau khi ăn 2h
  • Thời tiết lạnh dưới 18 độ C, nhất là với khí hậu miền bắc
  • Chó con đang bú hoặc mới tách mẹ
  • Chó đang ốm hoặc có dấu hiệu ốm
  • Chó cái đang kỳ động dục chuẩn bị phối giống. Nếu tắm sẽ giảm mùi “đặc trưng hấp dẫn ” làm giảm hưng phấn tính dục khi giao phối.
  • Chó cái sau giao phối trong vòng 15 ngày
  • Chó mới sinh con
  • Chó mới mua về
  • Chó mới tiêm phòng

Nên Tắm Cho Chó Khi:

  • Có quá nhiều bụi bẩn, dịch nhầy, hay các chất lạ khác bám trên da và lông.
  • Đến lúc cần loại bỏ bớt lớp lông chết đã đến thời điểm rụng trên bộ lông của con vật.
  • Sự tăng tiết bã nhờn làm cho chó bốc mùi.
  • Lớp da chết tích lũy nhiều trên da tạo thành đám, vảy.

Ta nên chọn thời điểm nắng ấm để tắm cho chó. Nên tránh tắm vào lúc cuối ngày, vì khó để bộ lông của chó khô hoàn toàn. Từ đó có thể dẫn đến các bệnh lý không đáng có về sau.

Hướng Dẫn Cách Tắm Cho Chó

Ngoại trừ những ngày nắng nóng, chúng ta nên tắm cho chó trong phòng tắm để đảm bảo mức nhiệt độ.

Chuẩn Bị Trước Khi Tắm Cho Chó

Sau khi đã xác định được thời điểm tắm cho chó, bạn nên tiến hành các thao tác chuẩn bị sau:

  • Dùng 2 cục bông nhét vào 2 tai để tránh nước vào tai
  • Chuẩn bị 1 tấm thảm cao su trong phòng tắm để tránh trong quá trình tắm chó bị trơn trượt. Điều này có thể khiến chú chó bị hoảng loạn.
  • Nếu móng chân chó quá dài, bạn có thể cắt bớt
  • Chuẩn bị 1 lọ thuốc mỡ thú y chuyên dụng, nếu chẳng may sữa tắm rơi vào mắt chó
Hướng Dẫn Cách Tắm Cho Chó
Hướng Dẫn Cách Tắm Cho Chó

Các Bước Tắm Cho Chó

 Bước 1: Chải lông thật kĩ cho chú chó của bạn bằng bàn chải chuyên dụng để gỡ rối lông, loại bỏ mảng bám.

 Bước 2: Lau nhẹ nhàng vành tai bằng 1 miếng vải ẩm để sạch bụi bẩn. Sử dụng nước với nhiệt độ thích hợp, dùng sữa tắm chuyên dụng dành cho cún và bắt đầu tắm cho chúng từ dưới chân lên thân trên. Dùng tay gãi nhẹ cho sữa tắm thấm đều khắp cơ thể và đi hết bụi bẩn, sau đó rửa sạch lại nhẹ nhàng bằng nước. Nếu chưa sạch, ta tiếp tục lặp lại quá trình tắm một lần nữa.

 Bước 3: Lau khô bé bằng khăn khô và xốp, theo chiều từ trên xuống.

Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Tắm Cho Chó

  • Không nên sử dụng sữa tắm cho người, vì sữa tắm cho người có tính axit. Điều này sẽ không tốt cho da chó.
  • Với những chú chó bị viêm da, bạn nên sử dụng sữa tắm theo chỉ định của bác sĩ thú y. Nếu chọn sai, có thể khiến cho bệnh nặng hơn.
  • Nếu bạn đang sử dụng sữa tắm dược liệu để điều trị cho con vật thì sau khi bôi đều sữa tắm lên cơ thể nên để yên 10 phút cho ngấm vào da.
  • Không nên tắm quá lâu sẽ không tốt cho sức khỏe của con vật.
  • Sau khi lau khô, nếu lông vẫn còn ướt, bạn có thể dùng máy sấy. Tuy nhiên bạn nên chọn chế độ gió mát để tránh làm khô da thú cưng. Sấy khô rất quan trọng với những giống chó lông dài, để ngăn ngừa các bệnh da liễu.
  • Nếu chú chó không quen nghe tiếng kêu của máy sấy và có phản ứng dữ dội thì ta cũng không nên quá ép buộc.
  • Nếu sau khi tắm, thú cưng có biểu hiện bất thường như sốt cao, bỏ ăn, run rẩy…bạn nên đưa ngay nó đến bác sỹ thú y để khám.
  • Với những giống chó có bộ lông đặc thù như Poodles, Bichon, Maltese, Springers, bạn nên đưa chúng tới các chuyên gia Grooming để nhận được sự tư vấn kĩ càng nhất về cách chăm sóc bộ lông cũng như cách nâng cao sức khoẻ da liễu của chúng.

Bài viết này hữu ích với Bạn chứ ?

Click vào một ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số phiếu: 123

Chưa có đánh giá cho đến hôm nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *